Đừng cố gắng cái gì cũng giỏi

Con trai à!
1. Có một sự thật là khi con giỏi mọi thứ, thực ra con lại chẳng thực sự giỏi một thứ gì. Ngoại trừ những “siêu nhân” biết tuốt, mỗi người trên cuộc đời này chỉ thực sự vĩ đại trong một lĩnh vực hay kỹ năng gì đó, và đó là thứ sẽ nuôi sống người đàn ông cả cuộc đời.
2. Trường học dạy chúng ta phải có điểm cao ở mọi môn, nhưng trường đời chỉ thực sự cần con là chuyên gia trong một lĩnh vực mà thôi. Như các cụ đã nói, một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
3. Trong cuốn sách Average is Over (Tạm dịch: Sự chấm hết của trung bình), kinh tế gia Tyler Cowen cho rằng kỷ nguyên của sự “bình thường” sắp chấm dứt.
4. Chỉ vào chục năm nữa, khi robot bắt đầu thay thế các công việc đòi hỏi kỹ năng tầm thấp hoặc trung bình, chiến lược sống sót duy nhất của con là phải giỏi ở một thứ, chỉ cần một mà thôi.
5. Giỏi nhiều thứ mới dễ, xuất chúng ở một ngành nghề mới thực sự khó. Khi con nghe thấy một đứa bạn, vừa đánh đàn giỏi, vừa học giỏi, vừa kinh doanh giỏi, vừa làm chồng giỏi, vừa làm bố giỏi…nói chung cái gì cũng giỏi, thì tốt nhất hãy xem gia thế của bạn ấy là ai trước.
6. Quy luật 10,000 giờ. Để thực sự xuất chúng ở một chuyên ngành nào đó, con cần bỏ ra ít nhất 10,000 giờ cho chúng. Nghe thì không to lắm, nhưng để ngày nào cũng bỏ ra 2-3 tiếng “luyện công” thì con thực sự cần có kỹ năng kỷ luật bản thân rất tốt. Nhưng biết làm sao được, nếu ghế của cha con không to, nhà con không giàu, thì đó dường như là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
7. “Tạm được là chưa đủ.” Chắc chắc con sẽ có những người sếp dễ tính, và khi con nộp một sản phẩm chưa hoàn hảo nhất với sức lực của mình, họ đã khen “Em làm tốt rồi”. Cái lợi của việc này là con cảm thấy được trân trọng, nhưng thực ra ông sếp đang làm hại con.
8. Kiên nhẫn không phải dễ dàng. Nó đau đớn và cực kỳ nhọc nhằn. Thành công chưa bao giờ là dễ. Tập trung vào một điểm mạnh của mình và đưa nó lên “cấp” cao nhất chưa bao giờ là dễ dàng. Con sẽ gặp khó khăn, con sẽ nản và muốn nhảy vòng quanh để giỏi ở mọi thứ, nhưng đó là cái bẫy.
Thời trai trẻ, đừng lãng phí.
Từ năm 20-30 tuổi, siêu tập trung vào chỉ một lĩnh vực, trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đó, ngành nghề gì cũng được, và con sẽ không phải hối hận.
Tags:
Leave a Comment